Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MINH LONG

Định hướng phát triển KT - XH đến năm 2020

 

Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng huyện Minh Long có tốc độ phát triển nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng cách chênh lệch trong phát triển kinh tế của huyện so với các huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi được rút ngắn, mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, đời sống nhân dân được nâng cao, tình đoàn kết dân tộc được tăng cường, an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, môi trường được giữ vững. 
Mục tiêu cụ thể
Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 15,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 17,5%/năm.
b. Về phát triển xã hội 
Đến năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng khoảng 32- 33%, khu vực dịch vụ chiếm 33-34%, ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm xuống còn 35-36%. Đến năm 2020 công nghiệp - xây dựng chiếm 35-36%; khu vực dịch vụ chiếm 39-40%, nông, lâm, thuỷ sản giảm xuống còn 26- 27%. 
- Giai đoạn 2011-2020, mỗi năm giảm tỷ lệ sinh 0,2- 0,3%o. 
- Đến năm 2015 có 100% trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 
- Tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ mắc bệnh của nhân dân. Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 25% vào năm 2015 và dưới 18% vào năm 2020.
c. Về bảo vệ môi trường
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 20% năm 2015 và dưới 15% vào năm 2020 theo chuẩn nghèo của các giai đoạn tương ứng.
- Phấn đấu tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh nâng lên 85% vào năm 2015 và 95-100% vào năm 2020.
- Phấn đấu độ che phủ rừng đến năm 2015 đạt 54%, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 55%.
d. Về an ninh, quốc phòng
- Đến năm 2015, 85% số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh và đạt 100% vào năm 2020. Chấm dứt tình trạng chăn nuôi gia súc thả rông.
- Giữ vững trật tự xã hội và an ninh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Củng cố vững chắc tình đoàn kết dân tộc.
- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với với củng cố quốc phòng - an ninh, từng bước xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc, sẵn sàng phục vụ địa phương vào thời chiến hoặc khi có tình huống.

Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 

1.1. Quan điểm phát triển nông, lâm, thủy sản
Phát triển sản xuất nông lâm thủy sản là nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá để phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp  theo hướng phát huy hết thế  mạnh của vùng miền núi là lâm nghiệp (cây nguyên liệu...), chăn nuôi đại gia súc và kinh tế vườn rừng, phù hợp hệ sinh thái, phát triển một cách bền vững.
Khai thác và sử dụng hiệu quả những tiềm năng hiện có của Huyện như đất đai, sức lao động, nguồn vốn trong dân... 
1.2. Mục tiêu phát triển
Dự kiến tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2011-2015 đạt 9-9,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng với tốc độ 9,5-10%/năm. Trong đó:

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt mức bình quân 5,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt mức bình quân 6,1%/năm. 

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt mức bình quân 16-17%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt mức bình quân 13-13,5%/năm.

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản giai đoạn 2011-2015 đạt mức bình quân 20-21%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt mức bình quân 25-26%/năm.

1.3. Nông nghiệp

Đến năm 2015, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 58%; tỷ trọng ngành lâm nghiệp  tăng lên 40%; tỷ trọng ngành thuỷ sản chiếm 2% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản. Đến năm 2020 tỷ trọng các ngành nông – lâm - thủy sản là 49,5-47-3,5%.

Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội
Dân số, lao động
Dân số 
Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nhằm duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn nhằm xã hội hoá rộng rãi công tác dân số, chuyển đổi nhận thức của mỗi người dân về vấn đề dân số, kế hoạch hoá gia đình. Đa dạng hoá các loại hình cung cấp dịch vụ và tư vấn sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá gia đình. Giảm tỷ suất chết của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Nâng cao chất lượng dân số. Trong giai đoạn đến năm 2020 mỗi năm phấn đấu đạt mức giảm sinh mỗi năm khoảng 0,2-0,3%o. 
Lao động, việc làm 

Dự kiến tốc độ phát triển dân số bình quân giai đoạn 2011-2015 là 1,1% năm và giai đoạn 2016-2020 khoảng 1,0%/năm. Dân số trung bình của huyện đến năm 2015 đạt 16,7 ngàn người và năm 2020 khoảng 17,6 ngàn người. - Khuyến khích các thành phần kinh tế, mọi người mở thêm ngành nghề tạo việc làm cho mình và cho người khác, thực hiện các giải pháp để giúp người thất nghiệp có việc làm, người thiếu việc làm có việc làm đầy đủ. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 20% năm 2015 và đạt 35% năm 2020. Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm mạnh lao động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, tăng nhanh lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nâng cao chất lượng lao động.Tạo điều kiện cho những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về công tác tại Huyện.
Giáo dục - đào tạo

Thật sự coi phát triển giáo dục đào tạo là khâu đột phá, là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của huyện.

Đi đôi với phát triển về số lượng, phải đặc biệt chú trọng chất lượng tri thức và phẩm chất con người trong quá trình đào tạo, quan tâm tới rèn luyện đạo đức và giáo dục pháp luật cho học sinh. 

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, ngành học.

Củng cố, xây dựng và hoàn thiện  hệ thống trường học trên địa bàn Huyện. Đến năm 2015, 100% các trường thuộc Huyện quản lý được trang bị thiết bị giáo dục đáp ứng yếu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh ở các cấp học, ngành học. 

a. Mầm non

Đến năm 2015 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục dưới mọi hình thức, huy động 70% số cháu đi nhà trẻ, hầu hết số cháu trong độ tuổi đi học mẫu giáo. Sắp xếp lại các điểm trường, xây dựng các trường đạt chuẩn. Đến năm 2020 huy động 90% số cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ, 100% học mẫu giáo, trên 70% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Củng cố và hoàn thiện các trường mầm non công lập. Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng bằng các biện pháp tổng hợp như mở rộng tổ chức cho trẻ ăn tại lớp, hướng dẫn cho các bà mẹ nuôi dạy con cái... 

b. Giáo dục phổ thông

- Bậc Tiểu học: 

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, tích cực thực hiện chủ trương dạy 2 buổi/ngày. Phấn đấu đến năm 2015 có trên 90% số học sinh được học đủ 10 buổi/tuần, đến 2020 có khoảng 75% số trường đạt chuẩn quốc gia.

Duy trì sĩ số, ngăn ngừa học sinh bỏ học, tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Phụ đạo học sinh kém để hạn chế tối đa học sinh lưu ban. 

- Bậc Trung học cơ sở: Giữ vững và nâng cao tiêu chí phổ cập Trung học cơ sở ở 100% xã. Chấm dứt tình trạng dạy chéo môn, thực hiện học 2 buổi/ngày.

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giảm tỉ lệ học sinh lưu ban và bỏ học xuống dưới 0,2%. Đến năm 2020 có 60% trường THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia. 

Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh các hoạt động cải tiến phương pháp dạy học.

- Bậc Trung học phổ thông: Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo của trường THPT để tăng số học sinh tốt nghiệp THCS được học THPT. Tiến tới phổ cập trình độ THPT cho thanh niên vào năm 2015. 

Nâng tỉ lệ học sinh THPT so với dân số độ tuổi lên 70% vào năm 2015, khoảng 75% vào năm 2020.

Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân 

- Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và giải quyết các vấn đề bệnh tật phải lấy dự phòng tích cực và chủ động đi đôi với nâng cao chất lượng điều trị, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.

Phấn đấu để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách tốt nhất, các dịch vụ y tế gần với nhân dân, người dân có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng tốt, chất lượng cao hơn. Mọi người sống trong cộng đồng an toàn phát triển tốt về thể chất và tinh thần, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em. - Không để dịch lớn xảy ra, nếu dịch bệnh xảy ra cần nhanh chóng bao vây khống chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do dịch gây ra. Khắc phục một bước cơ bản các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng. Đẩy mạnh thực hiện các  chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, giảm tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt rét, tả,... - Củng cố, kiện toàn hệ thống y tế, phấn đấu đến năm 2015 có 100% số xã được công nhận chuẩn Quốc gia về y tế. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng chất lượng đội ngũ cán bộ y tế về chuyên môn, y đức, quản lý và sử dụng trang thiết bị hiện đại. - Đến năm 2015, tỷ lệ tử vong mẹ ở mức dưới 30/100.000 ca đẻ sống; năm 2020 ở mức dưới 20/100.000 ca.  Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dưới 25% vào năm 2015 và dưới 18% vào năm 2020. - Tăng cường thêm một số thiết bị: Máy siêu âm xách tay, máy điện tim, kính hiển vi và một số dụng cụ xét nghiệm cho các trạm y tế xã. - Phát triển khoa y học cổ truyền - phục hồi chức năng của bệnh viện huyện; đẩy mạnh hoạt động y học cổ truyền tại tuyến xã


Văn hoá, thông tin, Thể dục thể thao 

Văn hoá - thông tin Chú trọng đầu tư cho hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin từ huyện đến các xã. Xây dựng trung tâm văn hoá - thể thao, thư viện, sân bãi thể thao, nhà truyền thống và khu vui chơi giải trí, đội thông tin lưu động huyện. Đến 2015 có 90% số thôn làng có nhà văn hoá, có tụ điểm vui chơi giải trí; đến 2020, 100% thôn làng có nhà văn hoá. Đến 2015, 100% đài truyền thanh huyện, xã được củng cố và nâng cấp, đầu tư trang thiết bị hiện đại.

Thể dục thể thao Phấn đấu đến năm 2015 có 25 - 30% dân số tập TDTT thường xuyên; 20% số gia đình thể thao; 100% trường học thực hiện đúng có chất lượng giảng dạy nội ngoại khóa môn TDTT. Năm 2020 là 30-40% dân số tập TDTT thường xuyên, 30% số gia đình thể thao. Xây dựng cơ sở hạ tầng ngành TDTT: + Quy hoạch đất dành cho khu Trung tâm thể dục thể thao của huyện khoảng từ 5-7 ha bao gồm: Nhà thi đấu, sân vận động, bể bơi, sân quần vợt và các sân tập, nhà tập đơn giản các môn thể thao khác. + Đến năm 2015 mỗi thôn làng trong huyện đều phải có cơ sở thể thao đáp ứng các nhu cầu cơ bản như: sân luyện tập và vui chơi các môn thể thao; nhà văn hoá thôn kết hợp với nhà thi đấu thể thao và các sân đơn giản phục vụ cho nhu cầu tập luyện ngày càng tăng của nhân dân. 

Xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội khác

Xóa đói giảm nghèo Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống phải đi đôi với cho vay vốn phát triển sản xuất, cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm nâng cao năng lực và đào tạo nghề cho người lao động.

Chính sách với người có công, các đối tượng đặc biệt khó khăn

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, đảm bảo cuộc sống vật chất, tinh thần gia đình người có công bằng hoặc cao hơn mức trung bình của nơi cư trú. Bảo đảm trợ cấp xã hội, cứu tế đột xuất cho các đối tượng đặc biệt khó khăn.

Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng

Mạng lưới giao thông

a. Mạng lưới đường

- Đường tỉnh: 

Nâng cấp tỉnh lộ 624 (ĐT 627 cũ) đến năm 2015 đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi và đến năm  2020 đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi.

Nâng cấp, trải nhựa toàn tuyến tỉnh lộ 625 đảm bảo đến năm 2015 đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi và đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi vào năm 2020. 

- Đường huyện: 

- Đường xã 

Quy hoạch nâng cấp đường Chợ Tre - Hành Dũng - Long Sơn - Thanh An qua 3 huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và Minh Long thành tỉnh lộ sau năm 2010.

Giai đoạn đến năm 2015: nâng cấp đoạn tuyến đạt cấp A-GTNT, nâng cấp hoàn chỉnh, mặt đường được cứng hóa hoặc rải cấp phối đạt trên 90%.

Giai đoạn đến năm 2020: Nâng cấp 100% các tuyến, một số tuyến quan trọng đạt cấp VI, đảm bảo mặt đường được nâng cấp rải nhựa, bê tông xi măng.

- Các tuyến đường thôn xóm: 

Đến năm 2015, nâng cấp đạt loại A-GTNT hoặc cấp VI.

- Đường trong trung tâm Huyện lỵ (đường nội thị): Cải tạo, nâng cấp và tổ chức hệ thống giao thông tại trung tâm Huyện lỵ theo quy hoạch xây dựng trung tâm huyện lỵ. 

Đầu tư nâng cấp đường vào khu du lịch thác Trắng – Minh Long.

Các tuyến đường đê và các tuyến đường quan trọng trong phòng chống lũ, bão cần tiếp tục được đầu tư làm kè đá hộ bờ chống sạt lở.

Tập trung hoàn thành xây dựng các tuyến đường: Đường Thanh An - Ba Điền; đường Thanh An -Long Môn.

b. Các cầu quan trọng

Tiếp tục xây dựng cầu Nước Siêng (xã Long Hiệp), cầu Dư Hữu (xã Long Mai), cầu Gò Nhung.

c. Bến xe

Cải tạo, nâng cấp bến xe hiện có đạt bến xe tiêu chuẩn trong giai đoạn 2011-2015 đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của huyện. Mở thêm các tuyến xe ngoại tỉnh và vùng đặc biệt là các tuyến kết nối nhanh với các trọng điểm kinh tế của tỉnh vào năm 2020.

Mạng lưới cấp điện

Tiếp tục nâng cấp một số công trình điện ở thôn Ngã Lăng, thôn Tối Lạc Thượng (xã Long Mai), đường điện Công Loan (xã Thanh An), đường điện Gò Chè (xã Long Sơn), đường điện làng Trê - làng Ren (xã Long Môn) và 2 trạm hạ thế 15/0,4KV, 1 trạm hạ thế 22/0,4 KV ở trung tâm xã Long Sơn để duy trì số hộ sử dụng điện đạt 100%, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Tiếp tục nghiên cứu, khai thác các vị trí nguồn nước để xây dựng các công trình thuỷ điện nhỏ (công suất từ 1 - 2 KW) cung cấp điện cho các hộ gia đình.

Định hướng phát triển theo lãnh thổ

1. Định hướng phát triển đô thị 

- Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng, hệ thống công sở, các công trình dịch vụ, công cộng để trong giai đoạn 2011-2015 hình thành thị trấn Minh Long với quy mô dân số khoảng 4.500-5.000 người và đạt khoảng 7.000-7.500 người vào năm 2020.

Tỷ lệ đô thị hoá của huyện đạt 29% vào năm 2015 và khoảng 35-40% vào năm 2020. 

- Nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông, các công trình công cộng, công trình phúc lợi của 4 điểm trung tâm cụm xã còn lại: Long Mai, Long Môn, Long Sơn, Thanh An để hình thành các thị tứ. 

2. Định hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn

Quy hoạch sắp xếp lại các khu dân cư nông thôn để không ngừng nâng cao đời sống và các điều kiện sinh hoạt của nhân dân về điện, nước, phương tiện nghe nhìn, đi lại, học hành, khám chữa bệnh. Di dời các khu dân cư ở vùng thiên tai, vùng khó khăn về khu quy hoạch mới. Huy động mọi nguồn lực của xã hội để thực hiện xây dựng các điểm dân cư nông thôn, các trung tâm xã theo quy hoạch.

Đối với những điểm dân cư nông thôn đã tồn tại ổn định lâu dài, cần thiết kế cải tạo, chỉnh trang lại các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật  phù hợp với ngành nghề của từng cụm dân cư. Xây dựng trung tâm cụm xã tại điểm dân cư làng Ren.

Tiếp tục tổ chức giãn dân xen ghép nội vùng cho các xã vùng sâu, vùng xa.. Bố trí một số điểm dân cư nông thôn mới: bố trí dân cư phải lựa chọn những địa điểm có môi trường sinh thái tốt, thuận tiện cho sinh hoạt, bảo vệ sức khoẻ, sản xuất và phát triển kinh tế gia đình. 

3. Định hướng quy hoạch sử dụng đất

a. Đối với đất nông nghiệp

- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm để nâng cao giá trị trên một ha đất canh tác.

- Chú trọng cải tạo vườn tạp, phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp...

- Định hướng sử dụng mặt nước các hồ thủy lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch...

b. Đối với đất phi nông nghiệp

- Bảo vệ và mở rộng quỹ đất lâm nghiệp hiện có, tăng cường công tác trồng, khoanh nuôi, tái sinh rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ rừng.

- Ưu tiên bố trí đất cho xây dựng trung tâm huyện lỵ, bố trí hệ thống công sở, các công trình công cộng.

- Dự kiến quỹ đất ở để bố trí lại dân cư tại các vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét ven sông, suối, vùng sạt lở núi; các hộ di dân giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông.

- Quy hoạch quỹ đất tại các xã để xây dựng các công trình công cộng: chợ, trường học, nhà văn hóa, sân thể thao...

Phát triển kinh tế gắn với an ninh - quốc phòng
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, công tác an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội cũng cần được quan tâm củng cố và xây dựng nhằm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung.

- Xây dựng 100% xã vững mạnh về quốc phòng an ninh, lực lượng dân quân tự vệ ổn định 3% so với dân số. Giao quân đạt 100% chỉ tiêu cấp trên giao. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức rõ về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tăng cường củng cố các khu vực phòng thủ, bổ sung phương án tác chiến, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng - an ninh và các vấn đề xã hội. Đa dạng hoá nội dung phát sóng, phát thanh truyền hình với những chương trình tuyên truyền bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc phòng, giúp nhân dân đề cao cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn xấu. Chú trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn huyện. 

- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, trọng tâm là triển khai thực hiện tốt chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

 

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 868

Tổng số lượt xem: 18299250

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Minh Long tỉnh Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung:Ông Nguyễn Văn Bảy-Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Long - Trưởng Ban biên tập

Điện thoại: 0982374489.

Email:minhlong@quangngai.gov.vn.