Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MINH LONG

Tài nguyên thiên nhiên
 

Tài nguyên đất

Thổ nhưỡng
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, diện tích 11.489 ha, chiếm 53,1% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung trên địa bàn 5 xã. Đất được hình thành và phát triển trên đá sét hoặc biến chất. Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, kết cấu tơi xốp, viên, cục bé, hàm lượng các chất hữu cơ trung bình, phản ứng chua đến rất chua. Đất đỏ vàng trên đất phiến sét có độ phì trung bình đến khá, tuy nhiên do phần lớn diện tích phân bố ở dạng địa hình núi cao dốc, tầng đất mỏng nên chỉ thích hợp với mục đích lâm nghiệp; diện tích đất có tầng dày trên 1m, dinh dưỡng tương đối tốt, có độ dốc thấp, địa hình thuận lợi cho canh tác nông nghiệp chỉ có khoảng 918 ha.

+ Đất đỏ vàng trên đá macma axit, diện tích 8.244 ha, chiếm 38,1% diện tích tự nhiên, phân bố khu vực Tây Bắc của huyện, thuộc địa bàn xã Long Sơn và Long Mai. Đất được hình thành và phát triển trên đá macma axit, chủ yếu là đá granit, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt, quá trình tích luỹ sắt nhôm diễn ra phổ biến. Đất có màu vàng đỏ, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu. Phần lớn đất có tầng mỏng <50 cm, thành phần cơ giới tầng mặt từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ từ thấp đến trung bình tuỳ thuộc vào thảm thực vật che phủ. Đất có độ phì thấp, phần lớn phân bố ở địa hình cao dốc nên khả năng thích nghi cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, diện tích 49 ha, phân bố khu vực thôn Dục ái của xã Long Hiệp.

- Đất dốc tụ (D2-D/S), diện tích 1.200 ha, chiếm 5,55% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành ở địa hình thung lũng do sản phẩm bồi tụ từ sự rửa trôi đất của các vùng đồi núi bao quanh huyện, phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi và trải dài theo địa hình dòng sông Phước Giang, tập trung ở các xã Long Mai, Long Hiệp, Long Sơn, Thanh An. Loại đất này có tỷ lệ sét, tỷ lệ mùn và dung tích hấp thu thuộc loại trung bình, đất chua, giữ nước kém, mạch nước ngầm sâu nên thường khô hạn trong mùa khô, nhưng lại khó thoát nước do địa hình thấp trũng vào mùa mưa. Loại đất này thích hợp trồng cây lâu năm đối với những vùng thiếu nước, trồng cây ngắn ngày nếu chủ động được nước tưới.

- Đất phù sa (Py) có diện tích 255 ha chiếm 1,18% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo hai bên bờ sông Phước Giang. Nhóm đất phù sa có 3 đơn vị đất, bao gồm:

+ Đất phù sa được bồi, chua, diện tích 98 ha, phân bố trên địa bàn xã Long Sơn. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơ trong đất trung bình.

+ Đất phù sa không được bồi, chua, diện tích 106 ha, phân bố trên địa bàn xã Thanh An, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, hàm lượng chất hữu cơ thấp.

+ Đất phù sa ngòi suối, diện tích 51 ha, phân bố ở khu vực xã Long Mai. Đất có thành phần cơ giới cát pha, phản ứng chua, hàm lượng hữu cơ trong đất trung bình.

Đất phù sa là loại đất màu mỡ nhất trên địa bàn Minh Long, thích hợp các loại cây ngắn ngày như các loại đậu đỗ, hoa màu lương thực, lúa nước (có thể canh tác cây ngắn ngày 2-3 vụ trong năm) cũng như cây ăn quả lâu năm. Do phân bố dọc theo hai bên bờ sông Phước Giang nên rất thuận lợi trong tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Đất mùn đỏ vàng trên núi đá Gnai (Hs) có diện tích 61 ha, chiếm 0,29% tổng diện tích tự nhiên, được hình thành từ đá phiến sét. Loại đất này phân bố ở khu vực đỉnh núi Mum và đỉnh núi Xuân Thu, thuộc hai xã Long Môn và Long Sơn, có độ cao trên 1000 mét. Đất ít có khả năng sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Việc bảo vệ rừng và tái tạo rừng là biện pháp sử dụng loại đất này có hiệu quả nhất.

- Nhóm đất xám bạc màu (Ba), diện tích 16 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực núi Hồng Bà thuộc xã Long Sơn.

Hiện trạng sử dụng đất

Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng 323 ha, chiếm 1,49% diện tích tự nhiên.

Tài nguyên nước và thuỷ văn
Tổng diện tích tự nhiên của Minh Long là 21.689,69 ha, chiếm 12,96 % tổng diện tích toàn tỉnh Quảng Ngãi. Đến năm 2008, cơ cấu sử dụng đất của huyện năm 2008: đất nông nghiệp là 15.928,81 ha chiếm 73,44%; đất phi nông nghiệp là 702,68 ha chiếm 3,24%; đất chưa sử dụng là 5.058,02 ha chiếm 23,32%. Dự kiến kế hoạch đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp tăng lên đạt 19.173,88ha, đất 810,36 ha, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống chỉ còn 1598,73ha.

Thuỷ văn
Huyện Minh Long có mật độ sông suối khá dày đặc, bình quân 0,46 km sông suối/ km2, lưu lượng dòng chảy trung bình 3,13 m3/giây. Các sông suối có đặc điểm chung là ngắn (3 km đến 6 km), độ dốc lớn, bắt nguồn từ vùng đồi núi cao chảy qua vùng thung lũng. Trên địa bàn huyện có các sông suối chính như sau:

- Sông Phước Giang là con sông chính, diện tích lưu vực khoảng 15.146 ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện; chiều dài sông tính từ Thác Trắng đến giáp ranh với huyện Nghĩa Hành dài 26 km, sông phát sinh từ làng Ren, xã Long Môn, đi qua các xã Thanh An, Long Hiệp, Long Mai, Long Sơn. Trên địa bàn huyện Minh Long sông chảy theo hướng Nam - Bắc, đến huyện Nghĩa Hành hợp với sông Giang ở xã Hành Nhân, qua Thị trấn Chợ Chùa, xuống sông Cây Bứa rồi đổ ra Biển Đông. Sông Phước Giang được hợp thành bởi 14 con suối lớn nhỏ. Các suối đều được bắt nguồn từ các núi cao từ 500- 800 mét, suối ngắn từ 3-5 km. 14 con suối phân bố ở địa bàn các xã Thanh An, xã Long Mai; xã Long Hiệp; xã Long Môn.

Nguồn nước

Chế độ thuỷ văn được phân hoá theo mùa và đều ảnh hưởng của nguồn nước từ thượng nguồn. Mùa mưa, lượng mưa lớn, do địa hình dốc nên nước chảy rất mạnh, mực nước sông và các suối dâng cao thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến việc lưu thông đi lại giữa các xã và huyện lỵ; mùa khô lượng mưa ít, mực nước lòng sông thường cạn kiệt.

Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Minh Long từ 2 nguồn: nước mặt và nước ngầm.

- Nguồn nước mặt: Bao gồm nước mưa và nước trong hệ thống sông suối trên địa bàn nhưng chủ yếu là nguồn nước dòng sông Phước Giang và hệ thống suối nhỏ từ hai bên sườn núi cao chảy xuống hoà vào dòng sông chính. Sông Phước Giang trên đầu nguồn có nhiều thác nước cao từ 20 - 50m, trong đó thác Trắng với độ cao 50 - 60m, rộng 30m dưới vực tạo thành bầu nước rộng và xung quanh có bãi cỏ, rất thuận lợi cho phát triển thuỷ điện và du lịch. Các suối nhỏ ở hai bên sườn núi ngoài việc cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn có thể lắp đặt các trạm thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt ở các làng xa xôi hẻo lánh với qui mô vừa và nhỏ tương đối thuận lợi, thay thế cho điện lưới rất tốn kém về đầu tư.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm Minh Long cũng được phân bố đều trong các xã, nhưng không dồi dào về trữ lượng

Tài nguyên khoáng sản

Để khai thác tốt nguồn nước mặt và nước ngầm trên địa bàn huyện, ngoài các công trình đã xây dựng như đập Suối Lớn, đập ruộng Thủ. Huyện cần xây dựng thêm 1 số công trình mới và hạn chế việc phát rẫy hai bên sườn núi và rừng đầu nguồn sông Phước Giang, để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

Tài nguyên rừng

Trên địa bàn huyện Minh Long tài nguyên khoáng sản không nhiều, chủ yếu là đá granít dùng cho xây dựng, nằm rải rác khắp nơi, tập trung nhiều ở xã Long Sơn.

Tài nguyên du lịch - nhân văn

Hệ thực vật rừng ở Minh Long có các loài cây có giá trị kinh tế cao như lim, dồi, gõ, chò, sao cát, vênh vênh, kiền kiền, huỳnh trắc..., dưới tán rừng còn có song mây, tre, nứa... và các cây dược liệu quý như  quế, sa nhân, hà thủ ô, trầm hương, thiên niên kiện, ngũ gia bì... là những sản phẩm quý hiếm phục vụ đắc lực cho sản xuất - chế biến thành hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao. Bên cạnh đó vẫn còn một phần lớn đất lâm nghiệp chưa đưa vào sử dụng, nếu được khai thác đưa vào sử dụng, đây sẽ là một nguồn lợi dồi dào. Tuy nhiên thảm thực vật rừng bị tàn phá mạnh đã làm mất đi tính tự nhiên của thảm thực vật nhiệt đới nhiều tầng, nhiều loài cây quí bị giảm đáng kể về số lượng lẫn chất lượng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Minh Long là nơi tổ chức nhiều đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi  và tổ chức cuộc tiến công giải phóng Huyện lỵ Minh Long năm 1974, đến nay vẫn còn di tích lịch sử về hoạt động cách mạng ở làng Trê, xã Long Môn.

Ngoài ra, Huyện Minh Long còn có thác Trắng, là một trong những thác đẹp nhất Quảng Ngãi. Thác nằm giữa vùng núi Trường Sơn trùng điệp (thuộc thôn Tịnh Đố, xã Thanh An). Từ trung tâm huyện Minh Long đi đến thác khoảng 7 km. Thác cao khoảng 40-50 mét, dưới chân thác có hồ nước sâu tự nhiên. Không khí  và  hơi nước  ở  thác  Trắng  mát  lạnh  vào  mùa  hè.  Trong lòng suối còn có nhiều cá Niêng, một món  ăn đặc sản của Quảng Ngãi. Bên đường vào thác Trắng có làng Đố - một làng người dân tộc Hrê định canh định cư với những nếp nhà sàn cổ truyền hoà cùng với đồi núi - ruộng bậc thang tạo nên phong cảnh hữu tình cho thác Trắng.

Ngoài ra, huyện có 70% dân số là người dân tộc HRê với bản sắc văn hoá dân tộc có nét riêng độc đáo, đặc sắc. Yếu tố này nếu biết khai thác, phát huy cũng là tiềm năng không nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch ở Minh Long.

 

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1288

Tổng số lượt xem: 16126910