Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MINH LONG

MINH LONG: PHÁT HUY HIỆU QUẢ TIỀN HỖ TRỢ SẢN XUẤT

09/04/2021 16:28    268

Tuy điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, huyện Minh Long đã dành nhiều nguồn lực cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Trong đó, huyện chú trọng khuyến khích người dân thay đổi tập quán canh tác, thay đổi cây trồng, vật nuôi. Để phát triển bền vững, huyện có chính sách gắn trách nhiệm của người thụ hưởng. Đó là khi nhận hỗ trợ, người dân phải có nguồn vốn đối ứng để cùng nhà nước mua cây, con giống.

Khu vườn này trước đây ông Tẩm trồng keo, thu nhập không đáng kể. Được địa phương hỗ trợ 100% tiền cây giống, phân bón và kỹ thuật trồng, chăm sóc, năm 2017, ông Tẩm chuyển toàn bộ 7 nghìn mét vuông đất vườn sang trồng cây bưởi da xanh. Hợp với nhổ nhưỡng lại được chăm sóc đúng cách, cây bưởi phát triển xanh tốt. Hiện vườn bưởi đang cho lứa trái thứ hai. Ông Võ Văn Tầm, Thôn Sơn Châu, Xã Long Sơn, huyện Minh Long cho biết: “Trồng cây ăn quả tôi hi vọng là nó ra hoa kết trái để có thu nhập cho gia đình. Từ ngày trồng thì thấy cây bưởi cũng rất hiệu quả mà vườn lại đẹp nữa.”

 

Ngoài hỗ trợ của nhà nước, huyện Minh Long cũng khuyến kích người dân mạnh dạn tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình. Sau khi đi tham quan học tập tại một số địa phương, chị Thơm chuyển 1 héc-ta đất trồng keo sang trồng cau, sầu riêng, mít Thái, kết hợp với chăn nuôi bò, rồi đào ao nuôi cá. Việc phát triển kinh tế kết hợp vườn, ao, chuồng giúp gia đình chị có thu nhập ổn định mỗi năm, tránh được tình trạng bấp bênh của thị trường nông sản. Chị Tương Thị Thơm, thôn Biều Qua, Xã Long Sơn, huyện Minh Long, chia sẽ: “Cả vườn tính cả cây ăn quả, cau các thứ và cá … rồi cả chăn nuôi nữa mỗi năm thu cũng được 200 đến 300 triệu. Trừ chi phí các thứ cũng còn được 100 triệu. “

Trong 5 năm, từ các nguồn vốn của trung ương, của tỉnh, huyện đã phân bổ hơn 2,6 tỷ đồng triển khai 11 mô hình trồng trọt, chăn nuôi hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Để phát triển bền vững, huyện có chính sách gắn trách nhiệm của người thụ hưởng. Đó là khi nhận hỗ trợ, người dân phải có nguồn vốn đối ứng để cùng nhà nước mua cây, con giống. Kết quả là huyện đã huy động Việc làm này vừa nâng cao trách nhiệm của người dân vừa mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng. Tổng số tiền đối ứng của người dân trong 5 năm hơn 2,7 tỷ đồng.  Nhờ cách làm này, chương trình hỗ trợ sản xuất phát huy hiệu quả.  Ông Đinh Văn Điết, Chủ tịch UBND huyện Minh Long cho biết: “Huyện đã phân bổ nguồn kinh phí để làm một số mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển các loại cây trồng như cây chè, cây ăn quả, định hướng phát triển chăn nuôi nông hộ. Qua đó cũng đạt được một số mặt tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.”

Đồng vốn hỗ trợ của nhà nước đến với dân đang ngày càng thiết thực hơn. Công tác giảm nghèo đã hiệu quả. Và cuộc sống của nhiều hộ dân đã khá giả. Nhiều gia đình xây dựng nhà cửa khang trang, thêm sắc diện cho nông thôn mới./.

Công Hoan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1132

Tổng số lượt xem: 16257892