Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MINH LONG

Tại sao phải cách ly xã hội khẩn cấp để ngăn chặn dịch bệnh covid-19

15/04/2020 14:35    374

(Social distancing) là cách ly xã hội: Nhằm bảo vệ y tế công cộng bằng biện pháp cách ly các cộng đồng (vùng dân cư) để những người đang bị bệnh truyền nhiễm không thể lây cho những người không bị bệnh.

Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, yêu cầu toàn dân thực hiện nguyên tắc cách ly gia đình với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm.

Vậy tại sao phải cách ly xã hội? vì trong cộng đồng luôn có 04 nhóm người như sau:

 

 

 


Vì nhóm C và nhóm A, là nhóm người có chủ động tiếp xúc với nhau, khi A bị bệnh thì ta biết được nhóm C và cách ly ngay.Hiện nay trong cộng đồng nhóm B là nhóm có nguy cơ dịch bệnh cao nhất, vì họ không biết nhóm A là ai? họ không biết mình tiếp xúc với môi trường có vi rút gây bệnh và không nghỉ mình mang bệnh. Vì:

       


       I. Có bao nhiêu cách hạn chế giao tiếp trong dịch bệnh?

- Hạn chế giao tiếp xã hội là một khái niệm lớn. Trong đó, đây là 6 cách thường thấy, theo thứ tự nghiêm trọng dần:

1. Khuyến khích tự cách ly (tức ai bị ốm hoặc tiếp xúc với người nhiễm/nghi nhiễm thì được khuyến cáo không ra ngoài).

2. Đóng cửa trường học và các dịch vụ không thiết yếu như giải trí.

3. Cấm các buổi tụ tập lớn như hòa nhạc, đá bóng.

4. Khuyến cáo cách ly xã hội.

5. Phong tỏa tâm dịch (tức người trong tâm dịch không được ra, người ngoài không được vào).

6. Hạn chế xuất nhập cảnh.

II. Tại sao phải hạn chế giao tiếp xã hội?

Hạn chế giao tiếp là chiến lược trọng yếu giúp kiểm soát dịch bệnh vì một lý do đơn giản: càng ít người gặp nhau, tốc độ lây lan càng giảm, từ đó tránh quá tải hệ thống y tế.

Giả dụ, một thành phố có 100 giường bệnh và 200 ca COVID-19. Nếu 200 người nhập viện cùng lúc, hệ thống y tế của thành phố này sẽ quá tải. Ngược lại, nếu dịch bệnh lan chậm đủ để 100 bệnh nhân đầu hồi phục, nhường chỗ cho 100 bệnh nhân sau, tất cả những bệnh nhân này đều được chữa trị.

Thiếu vắc xin và thuốc đặc trị, cách ly xã hội khó có thể dập dịch triệt để. Tuy nhiên, nó sẽ giúp các quốc gia phân bổ số ca dương tính và cầm cự cho đến khi chế được vắc xin.

III. Nếu không hạn chế giao tiếp xã hội, điều gì sẽ xảy ra?

Khi số lượng ca dương tính tăng chóng mặt, hệ thống y tế quá tải là hậu quả gần nhất. Và đây là một viễn cảnh đau lòng. Tại Ý, nơi nhiều người dân từng cho rằng “COVID-19 không khác cảm cúm thông thường”, chỉ trong hai tuần tất cả bệnh viện đã chật chỗ. Người bệnh nằm la liệt ở hành lang, và các bác sĩ, y tá hoạt động đến kiệt sức.

Thiếu máy thở và nhân lực, đội ngũ y tế đứng trước một quyết định kinh khủng: họ phải lựa chọn ai được sống. Các bệnh nhân trẻ, khả năng phục hồi cao được ưu tiên; những người lớn tuổi gần như không được chữa trị nữa.

 

 

Vũ Lương

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 834

Tổng số lượt xem: 16252392