Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MINH LONG

UBND huyện chỉ đạo thực hiện tốt giải pháp chống hạn trên địa bàn huyện.

08/06/2021 15:32    136

Theo thống kê, trên địa bàn huyện có tổng số 67 công trình thủy lợi kiến cố; bán kiên cố và có 39 đập tạm, đập bổi, trong đó: Hồ chứa nước 03 công trình; đập dâng kiên cố 62 công trình; đập bán kiên cố 02 công trình. Dung tích trong lòng hồ Biều Qua, Hố Cả và Đồng Cần hiện tại chiếm 90 – 75% so với dung tích thiết kế Với nguồn nước trên sông Phước Giang, các Suối hiện tại đang giảm dần dự báo khả năng trên địa bàn huyện Minh Long có thể xảy ra hạn hán cục bộ ở cuối tháng 6 và đầu tháng 7 là rất cao, có khả năng thiếu nước sẽ xảy ra ngay từ giữa vụ Hè Thu năm 2021.

Theo thống kê,  Diện tích cây lúa có khả năng bị hạn vụ Hè thu năm 2021 trên địa bàn toàn huyện ước khoảng: 196,6 ha, các cánh đồng cuối kênh thuộc công trình kiên cố, vùng ruộng chân cao, diện tích sử dụng các công trình đập bán kiên cố; đập tạm UBND huyện chỉ đạo. Để đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho diện tích cây trồng, nước sinh hoạt cho dân sinh và chăn nuôi, hạn chế và giảm thiệt hại ở mức thấp nhất do hạn hán gây ra trong sản xuất vụ Hè thu năm 2021.Vì vậy cần thực hiện triệt để tiết kiệm nước trong sinh hoạt, trong sản xuất, hạn chế tổn thất; thực hiện nguyên tắt phòng, tránh là chủ yếu và phương châm “4 tại chỗ” “Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chổ” nhằm tập trung mọi nguồn lực cho công tác khắc phục hạn hán một cách kịp thời và hiệu quả, không để ảnh hưởng đến việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân do thiếu nguồn nước. Sử dụng tối đa nguồn nước mặt, nước ngầm hiện có trên cơ sở dùng nước hết sức tiết kiệm và hợp lý có hiệu quả.Tập trung huy động mọi nguồn lực, vật lực để phục vụ chống hạn.Trước tiên tập trung ưu tiên mọi nguồn nước hiện có để phục vụ tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp vụ Hè thu năm 2021 trong thời gian đến, hạn chế đến mức thấp nhất diện tích bị hạn có thể xảy ra.

Công trình thủy lợi ở chân ruộng cao

Để đảm bảo khai thác tối đa mọi nguồn nước mặt, nước ngầm hiện có để phục vụ tưới, hạn chế thấp nhất, mức độ thiệt hại do hạn hán gây ra, đồng thời đảm bảo công trình thủy lợi vận hành an toàn, không bị xâm hại do tình hình thiếu nước gây ra.Theo dõi chặc chẽ tình hình nắng hạn, thiếu nước và diện tích các vùng bị hạn để tập trung chống hạn kịp thời trên tinh thần tự lực tại chỗ bằng mọi biện pháp.Đối với các vùng thường xảy ra hạn và vùng có chân ruộng cao, vùng nằm ở cuối kênh nên xem xét kỹ để có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Chỉ đạo và hướng dẫn bà con nông dân thực hiện gieo sạ vụ Hè thu năm 2021 theo đúng lịch thời vụ; sử dụng nước cần phải hết sức tiết kiệm trong suốt mùa vụ.Huy động mọi nguồn lực (bao gồm: nhân dân vùng hưởng lợi, lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân, Đoàn thanh niên, học sinh, v.v...) cùng tham gia chống hạn; nạo vét kênh mương, đào ao, tu sửa hệ thống nước sinh hoạt đã có. Đối với những vùng thiếu nước sinh hoạt cần phải xây dựng kế hoạch tu sửa hệ thống nước sinh hoạt hiện có, vận chuyển nước từ nơi khác để cung cấp cho người, vật nuôi khi xảy ra hạn.Tăng cường công tác tổ chức quản lý điều hành phân phối nước, không để xảy ra tình trạng tranh chấp do thiếu nước. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn công trình trong quá trình vận hành, điều tiết nước.Tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương cần chủ động khai thác, tận dụng triệt để nguồn nước từ các khe, suối, ao, hồ để chống hạn. Khi hạn hán xãy ra, sử dụng phương pháp tưới động lực (Mô tơ bơm điện, máy bơm dầu) bơm từ các khe, suối, hồ, đập bổ sung cho khu vực bị hạn. Điều tiết, phân phối nước kịp thời đến các vùng bị hạn; ưu tiên vùng xa tưới trước, vùng gần tưới sau; Ưu tiên tưới cây lúa trước, sau đó mới tưới các loại cây trồng khác. Khuyến khích người dân chủ động sử dụng các biện pháp chống hạn truyền thống: Đào ao, giếng khơi, bơm tát nước thủ công. Thường xuyên nạo vét các cửa cống lấy nước và kênh mương thủy lợi, đặt mô tơ tưới để tận dụng nguồn nước.Quản lý chặt chẽ cống lấy nước đầu mối và các công trình tưới, đặc biệt là các cống tưới gần đầu mối, không để rò rỉ lãng phí nước, đảm bảo đủ nước tưới tới cuối khu tưới. Thực hiện tưới khoa học, tưới từ khu xa đầu mối trước xong mới tưới khu gần đầu mối sau; khu cao tưới trước khu trũng tưới sau,   nâng cao năng lực tích nước của đầu mối và nâng cao hệ số sử dụng nước của các kênh mương.

Hà Ngun

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1076

Tổng số lượt xem: 16257492