Truy cập nội dung luôn

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MINH LONG

Nông dân Minh Long tăng cường phòng trừ sâu bênh hại lúa Đông Xuân.

07/02/2020 10:58    159

Thời tiết nắng ráo, sáng sớm và chiều tối có sương lạnh đã làm cho một số diện tích lúa ở các xã trên địa bàn huyện xuất hiện bệnh rầy nâu, đạo ôn… gây hại. Hiện, ngành nông nghiệp đang hướng dẫn nông dân phòng trừ, xử lý kịp thời, tăng cường công tác dự báo, thông báo tình hình sâu bệnh để nông dân chủ động xử lý.

Chị Đinh Thị Su làm 2 sào lúa tại cánh đồng Pa Rin- Thôn An Phương- Xã Thanh An, chị thường xuyên thăm đồng, để  chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại lúa.

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Minh Long gieo sạ 781,43 ha diện tích lúa. Nhờ tuân thủ đúng lịch thời vụ và quy trình kỹ thuật nên cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay lúa đang bước vào giai đoạn đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên do thời tiết chuyển mùa, tình hình nắng nóng có sương mù vào sang sớm độ ẩm cao dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại lúa phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng lúa, nhất là bệnh vàng lá sinh lý. Theo thống kê của trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Minh Long hiện nay trên địa bàn huyện Minh Long hiện có khoảng 6 ha lúa bị bệnh vàng lá sinh lý, 5 ha bị chuột gây hại, 1 ha bị bệnh đạo ôn. Chuột gây hạ chủ yếu tại Đồng Ren, Đồng Cần, Đồng Rin, Phiên Chá, Ruộng Gò xã Thanh An. Hà Bôi, Đồng Reo xã Long Hiệp. Biều Qua, Diên Sơn, Lạc Hạ xã Long Sơn. Mai Lãnh Trung, Gò Vườn xã Long Mai. Vàng lá sinh lý đang gây hại tại Diệp Thượng, Đồng Cần xã Thanh An. Hà Bôi, Hóc Quéo xã Long Hiệp, Mai Lãnh Trung, tối lạc thượng xã Long Mai, Làng Giữa, Cà Xen xã Long Môn. Yên Ngựa, Ruộng Thủ, Diên Sơn xã Long Sơn. Đạo ôn lá gây hại tại Đồng Cần xã Thanh An, Hà Bôi xã Long Hiệp.

Nông dân ra đồng chăm sóc Lúa

Để phòng chống dịch bệnh hại lúa Đông Xuân năm 2020, trung tâm dịch nông nghiệp huyện Minh Long đưa ra các giải pháp để khuyến cáo với bà con là :  Đối với Bệnh đạo ôn lá  thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhất là những chân ruộng xanh tốt. Khi phát hiện vết bệnh thì dùng một số loại thuốc sau để phun trừ như: Beam 75 WP; Fuji - One 40 EC, Fuan 40EC…nếu áp lực bệnh lớn phải phun kép lại lần thứ 2 cách lần thứ 1 từ 5 - 7 ngày. Đối với bệnh Vàng lá sinh lý cần bón phân đầy đủ và cân đối NPK cho lúa đang giai đoạn đẻ nhánh - TKSK, phải đảm bảo hệ thống tưới tiêu và điều tiết nước cho hợp lí. Không để ruộng lúa khô hạn và ngập úng quá nhiều. Nếu bệnh phát triển mạnh thì dùng kích thích sinh trưởng để phun như: Decamol, Atonick, Vimogrin…kết hợp với phân bón lá phun để lúa nhanh hồi phục. Đối với Chuột  Vận động bà con  nông dân diệt chuột bằng nhiều biện pháp, trong đó chú ý biện pháp dùng bã sinh học, biện pháp thủ công để diệt chuột. hạn chế chuột gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất lúa cuối vụ./.

                                                                                  

 

 

 

 

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1527

Tổng số lượt xem: 16244761